Sinh thời, Bác Hồ từng dạy: “Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư sẽ là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ. Vì vậy, cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng tinh thần của một xã hội mới. Cần, kiệm, liêm, chính là một đặc điểm của một xã hội hưng thịnh đi lên. Còn trái lại, để cho các bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí hoành hành, xã hội đó sẽ đứng trước nguy cơ mục nát, suy vong”.
Tuy là Chủ tịch một nước nhưng cuộc sống sinh hoạt của Bác vô cùng giản dị và tiết kiệm. Một ngôi nhà sàn nhỏ bé, một chiếc giường đơn sơ với những bữa ăn dưa cà... đạm bạc, mấy bộ quần áo ka ki và bộ nâu sồng cũ kỹ. Gửi thư viết báo, đánh máy công văn, cả những văn kiện quan trọng, Bác dùng lại bì thư cũ, giấy viết đã dùng còn trắng một mặt... Chúng ta thật cảm động khi biết đến di chúc để lại cho toàn dân tộc cũng được Bác tiết kiệm viết mặt sau tờ tin TTXVN. Bác dạy để tiết kiệm còn phải kiên quyết chống xa xỉ, phô trương, hình thức; phải thiết thực, cái gì cần mà có điều kiện thì làm, chưa cần chưa làm. Bác nói: tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc có lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng phải làm. Xin dẫn thêm một chi tiết: ''Tháng 8-1969, Bộ Chính trị họp bàn chuẩn bị tổ chức 4 ngày lễ lớn năm sau. Bác đang mệt nặng nên vắng mặt. Sau đó trên giường bệnh, nghe báo cáo lại cuộc họp, Người nói: Các chú nên bàn bạc cho kỹ, còn ý kiến của Bác, Bác chỉ đồng ý 3/4 Nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 (ngày sinh của Bác) là ngày kỷ niệm lớn trong năm 1970. Hiện nay, các cháu học sinh sắp vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng tuyên truyền về ngày sinh của Bác thì các chú nên để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu khỏi lãng phí...”.
Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hoá, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang lan toả rộng khắp các thành phần kinh tế và đang ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.Trong khi đất nước ta còn nghèo, cuộc sống sinh hoạt của nhân dân ta, nhất là một bộ phận vùng đồng bào dân tộc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Thiết nghĩ trong lúc toàn Đảng đang triển khai đợt học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không lãng phí tiền bạc của Nhà nước và nhân dân. Theo Bác, tiết kiệm không chỉ là kinh tế, vật chất mà còn là lương tâm, trách nhiệm của mỗi người dân tiết kiệm là điều kiện để hoàn thiện nhân cách làm người, là tiêu chí đánh giá một dân tộc văn minh, cao thượng... Có như vậy chúng ta mới góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo gương Bác Hồ vĩ đại
Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
kll;;';'
Trả lờiXóa